Những Thói Quen Không Tốt Khi Học Đàn Piano
Những thói quen dưới đây phổ biến và không có gì xa lạ với phần lớn mọi người khi học Piano khiến trình độ của bạn chậm tiến. Hãy kiểm tra và khắc phục nếu có nhé!
1. Thiếu tập trung
Một lỗi rất phổ biến và không có gì xa lạ. Sự thiếu tập trung có thể ẩn giấu dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Khi cô Nga đi dạy, một số học viên tỏ ra rất tập trung nhưng vẫn mắc lỗi nhiều lần, bởi vì các bạn đã tập trung sai hướng. Nếu các bạn tập trung vào việc “mình phải tập trung”, hoặc “mình không được sai”, thì sự tập trung đó không giúp ích gì cho bạn, còn khiến bạn căng thẳng.
Sự tập trung tốt nhất là vào những nốt nhạc và đôi tay đang chạy nhảy trên phím đàn của chính mình.
2. Chơi đàn theo quán tính
Đây là lỗi thuộc về tính chủ quan. Một số học viên sau khi đã hoàn thành một vài đoạn hoặc một vài bài thì trở nên chủ quan và nghĩ rằng “mình đã hoàn thành đoạn/ bài này rồi thì sẽ không cần chú ý đến chúng”. Sự thật không phải vậy. Mỗi lần chơi đàn đều là mỗi lần cẩn thận, tập trung và hoà mình vào bản nhạc. Nếu bạn chơi theo quán tính và trí nhớ của ngón tay (muscle memory), bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chững, đến một đoạn bất kỳ và không thể nhớ ra được giai điệu tiếp theo là gì. Chính vì vậy, hãy hít thở, bình tĩnh và chuẩn bị kỹ càng trước khi biểu diễn bạn nhé!
3. Tập đàn tuỳ hứng
Là một nghệ sĩ, cô Nga công nhận rằng khi có hứng, mọi thứ trôi rất êm, bạn tập đàn rất “vào” và tiến triển rất xa. Tuy nhiêu điều này ngược lại mang tác dụng phụ, khi mất hứng bạn có thể mất cả nhiều ngày hay nhiều tháng trời không tập. Tai hại hơn là thường thì sự mất hứng sẽ có xu hướng ngày càng kéo dài hơn.
Cách tốt nhất để có thể chinh phục Piano hay bất kỳ môn nào khác thành công, ấy là TẠO THÓI QUEN. Khi bạn tạo được thói quen tập đàn dù chỉ là từ 5p một ngày. Dần dần thói quen ấy sẽ như đánh răng rửa mặt, hình thành vào cách sống của bạn và giúp bạn chinh phục từng kỹ năng.
Chúc các bạn thành công trên con đường học nhạc!
Theo: Giảng viên Phạm Nguyễn Phương Nga
Xem thêm: