Lớn Tuổi Có Học Được Guitar Không?
Có rất nhiều người ở độ tuổi trung niên nhưng vẫn muốn tập chơi đàn để quay lại thời tuổi trẻ, hoặc họ thực sự yêu thích môn guitar, muốn làm cuộc sống tràn ngập âm nhạc. Tuy nhiên trong lòng vẫn còn một số lo lắng như không biết trong quá trình học thì sẽ gặp những trở ngại nào hay lộ trình học như thế nào?... Nếu còn lo lắng thì bạn hãy tham khảo qua một số gợi ý này nhé!
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu điểm khác biệt giữa việc giới trẻ tập đàn và tuổi trung niên tập đàn.
Đối với giới trẻ, não bộ của họ đang còn phát triển và chưa lo nghĩ nhiều nên rất dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, dễ dàng cảm thụ âm nhạc nên học tập khá là hiệu quả. Trong khi đó ở độ tuổi trung niên thì có khá nhiều thứ phải lo lắng và cũng có những lập trường riêng nên việc tiếp thu kiến thức mới có thể sẽ khó khăn hơn.
Âm nhạc nghệ thuật nói chung hay môn guitar nói riêng đều là những thứ đòi hỏi người trung niên phải học hỏi và rèn luyện nhiều. Giới trẻ rất nhạy bén với cái mới, thấy có gì mới là lao vào tìm tòi, khám phá, học hỏi. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin, họ có thể học hỏi nhanh cả cái tốt thậm chí là những thứ chưa tốt. Nghệ thuật là một thứ rất tốt, có thể giúp não bộ sáng tạo, mở mang kiến thức, óc tưởng tượng và giúp ích rất nhiều cho mọi người.
Đàn guitar tại Tân Nhạc Cụ
Giới trẻ được tiếp xúc với rất nhiều nên âm nhạc tiên tiến trên thế giới nên vốn âm nhạc cũng lớn hơn, dễ dàng luyện tập hơn. Trong khi đó, ở độ tuổi trung niên thường thích nghe những dòng nhạc xưa và có xu hướng tập nó thay vì những ca khúc nhạc trẻ bây giờ. Đó là sự khác biệt giữa các giới với nhau.
Vì vậy, khi tập đàn thì các bạn nên tìm một danh sách các bài hát mình muốn tập. Theo như khảo sát thì ở độ tuổi trung niên chủ yếu là nghe nhạc trữ tình, thường ở hợp âm thứ và giai điệu bài hát thường là buồn da diết, sâu lắng, thường nói về tình yêu, cuộc sống con người hay nhân tình thế thái... Thường nó sẽ nằm trên điệu slow, số ít là ở điệu bossa nova và ballad...
Ở tuổi này thì các bạn cũng chỉ nên tập trung vào điệu slow và một số hợp âm cơ bản như Am, Dm và E. Khi tập nên chú trọng chơi cho đúng nhịp vì nếu có chơi hay đến mấy mà không đúng nhịp thì cũng không thể chơi hoàn chỉnh được. Các bạn nên làm quen với guitar bằng cách tập điệu slow, điệu Watlz và tập các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Đỗ Bảo...
Cứ tập từng bước từ những kĩ thuật đơn giản, học một chút nhạc lý và thường xuyên nghe nhạc sẽ giúp bạn nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và tăng hiệu quả học tập.
Khách mua đàn tại shopguitar Tân Nhạc Cụ